Biến hóa (triết học)

Trong triết học, sự biến hóa (tiếng Anh: becoming) là tính khả năng (en) của sự thay đổi trong một sự vật (en) mà sự vật đấy có tồn tại sự tồn hữu (en).Trong nghiên cứu triết học của bản thể luận, khái niệm 'biến hóa' bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại với nhà triết học Heraclitus xứ Ephesus – người sống ở thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên – đã nói rằng không có gì trong thế giới này là bất biến ngoại trừ sự thay đổi và sự biến hóa (tức là mọi thứ đều không vĩnh cửu). Ý này được Heraclitus đưa ra với câu nói nổi tiếng "Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông".[1] Lý thuyết của ông trái ngược hoàn toàn với ý tưởng triết học là tồn hữu, do Parmenides – một triết gia Hy Lạp từ Magna Grecia của nước Ý – biện luận đầu tiên, Parmenides lại tin rằng sự thay đổi hoặc sự "biến hóa" mà chúng ta cảm nhận bằng giác quan của mình đều là giả dối, và rằng có một 'sự tồn hữu hoàn bích và vĩnh hằng' thuần túy – là chân lý tối cùng của sự sống – ở đằng sau tự nhiên. Ý này được Parmenides đưa ra với câu nói nổi tiếng "cái gì có thì có, cái gì không có thì không thể có"[2]. Sự biến hóa, cùng với phản đề của nó là sự tồn hữu, là hai trong số các khái niệm nền tảng trong bản thể luận. Các học giả thì nói chung tin rằng hồi đó thì hoặc Parmenides đang ứng đáp với Heraclitus hoặc Heraclitus đang ứng đáp với Parmenides, mặc dù 'ý kiến về việc ai đã ứng đáp với ai' đã thay đổi trong suốt thế kỷ 20.Trong triết học, từ "biến hóa" dính líu đến một 'khái niệm bản thể luận đặc thù', khái niệm đấy cũng được nghiên cứu bởi 'triết học quá trình (en)' một cách hoàn toàn, hoặc được nghiên cứu liên quan với nghiên cứu của 'thần học quá trình (en)'; và Heraclitus thường được xem là "người sáng lập 'lối tiếp cận quá trình'" do Chủ nghĩa về 'sự hằng lưu mang tính triệt để' của ông.[3]